Sinh trắc học vân tay - khoa học hay não bộ?
18/10/2022

Có một vài phụ huynh cứ hỏi chúng tôi về tính chính xác của dịch vụ “khoa học” sinh trắc dấu vân tay. Chúng tôi muốn thông qua bài viêt này để làm rõ về 1 bộ môn phương Đông mà ngày nay được nhiều người quảng cáo xem như là khoa học về não bộ. Không ủng hộ hay bài bác, cái mà chúng tôi muốn mang đến là 1 góc nhìn khác để quý phụ huynh có thể tham khảo.

Môn xét dấu vân tay có nguồn gốc từ Ấn Độ & Trung Quốc là một kiến thức cổ về xem tướng. Theo xem tướng mạo thì có các môn cụ thể sau: tướng địa (tướng đất – tức Phong Thủy), nhân tướng (xem toàn bộ dáng đi, ngồi, giao tiếp để phán đoán tính cách), diện tướng (xem nét mặt, mắt mũi, xương sọ,…), thủ tướng (xem bàn tay bao gồm chỉ tay và vân tay)….

Thủ tướng chính là 1 bộ môn xem bàn tay bao gồm xem đường chỉ tay và vân tay. Và có rất nhiều nước trên thế giới có kiến thức về bộ môn này: Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ai Cập...

Xem chi tay phuong Tay

Mãi cho đến rất gần đây thì xem dấu vân tay vẫn chỉ được xét là 1 bộ phận của bộ môn lớn hơn là xem chỉ tay. Vì xem đường chỉ tay cũng giống như xem Bát Tự có thể đoán biết được dễ dàng tính cách, nghề nghiệp phù hợp thậm chí có thể dự đoán cả về tương lai như sức khỏe, tài lộc, hôn nhân ở các năm trong tương lai. Xem chỉ tay phức tạp hơn dấu vân tay rất nhiều vì đường chỉ tay không hề cố định mà luôn có sự thay đổi (cứ mỗi 6 tháng, 1 năm lại có hình thành thêm, bớt những đường nét phụ, chính) – nó phản ánh khi con người có “Tâm đổi thì tướng đổi” cũng như Diện Tướng (một người khi làm nhiều điều phúc thiện thì cơ mặt sẽ phúc hậu, sửa đổi được nhiều nét phá tướng). Trong khi đó dấu vân tay lại không hề có sự biến đổi nên chỉ phản ánh được những nét “cứng” của 1 người chứ không phản ánh, dự đoán được “những biến đổi” trong cuộc đời 1 người.

Tại sao lại ra đời dấu vân tay? Đó là do lớp da ngón tay của bào thai em bé vô tình chạm phải bọc ối của người mẹ khi bé hình thành 10 tuần tuổi. Đó là lý do không có ai trên trái đất này có dấu vân tay giống nhau dù cho là trẻ song sinh. Dấu vân tay không có liên quan gì đến gien di truyền cả.

Sinh trac dau van tay

Cách đây khoảng 6 năm, từ khoảng năm 2010 thì bắt đầu có một số công ty ở Ấn Độ chép các mẫu dấu vân tay lại và bắt đầu bán “ý tưởng” này sang các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Để tăng thêm tính thuyết phục về khoa học thì họ gán ghép lý thuyết về đa trí thông minh với các dấu vân tay.

Thực ra thì cha đẻ của lý thuyết về đa trí thông minh là Horward Gadner chưa bao giờ thừa nhận việc gắn lý thuyết của mình đề ra năm 1983 với các dấu vân tay cả.

multiple-intelligences-howard-gardner

Wikipedia có trích dẫn:

“To date there have been no published studies that offer evidence of the validity of the multiple intelligences. … The theory of multiple intelligences has been conflated with learning styles. It is often cited as an example of pseudoscience because it lacks empirical evidence or fallibility. ”

Thứ nữa, là việc các công ty dấu vân tay cứ gán ghép 5 đầu ngón tay tượng trưng cho các phần khác nhau của bộ não. Kỳ thực là nghiên cứu của 2 người ở Đài Loan – giáo sư Lin và hiệu trưởng trường mẫu giáo Mary Lai từ thập niên 1990. Tuy nhiên khoa học về não bộ chứng minh rằng cả 5 đầu ngón tay chỉ có mối liên kết mạnh nhất với 1 phần nhỏ não bộ, được gọi là “primary sensory cortex” – phụ trách cơ quan cảm giác tiếp xúc bên ngoài.

finger-brain-lobe-hypothesis

Ngoài ra, đó là việc các công ty cứ gán ghép các mẫu vân tay với những mẫu tính cách, thái độ. Thực sự thì cho tới nay, không hề có 1 bằng chứng khoa học nào cho việc liên kết này mà chỉ là 1-2 công trình nghiên cứu rải rác của 1 vài cá nhân nên không thể đủ để thuyết phục rằng việc xem dấu vân tay là một môn khoa học, có đủ tính hệ thống hay logic.

fingerprint-pattern-predicts-behavior-hypothesis

Cũng cần biết rằng hiện nay việc xem dấu vân tay chỉ tồn tại ở một thành phố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Singapore, Malaysia và Indonesia chứ không phải là được toàn bộ thế giới công nhận là 1 môn khoa học thực sự như lời quảng cáo của nhiều công ty. Phải nói rằng dấu vân tay hay xem chỉ tay cũng giống nhau. Và những môn này cũng giống như xem Phong Thủy, Bát Tự, Tứ Trụ, Tử Vi hay Diện Tướng đều là 1 bộ phận của nền văn minh phương Đông cổ điển.

Chúng tôi không hề phủ nhận sự chính xác tương đối của dấu vân tay. Nó cũng giống như Phong Thủy hay các môn kiến thức phương Đông đều tồn tại qua hàng nghìn năm và có 1 giá trị nhất định trong việc ứng dụng để giải mã bí ẩn của con người. Tuy nhiên không nên lập lờ đánh lừa các phụ huynh Việt Nam ở những tuyên bố có vẻ khoa học; nhất là ngày nay việc lấy dấu vân tay ở các công ty tư nhân nếu quản lý không khéo sẽ dễ là mồi ngon cho các hoạt động ăn trộm, hacker, lấy cắp dữ liệu thông tin, khóa dấu vân tay vào trong nhà, Iphone…

Các đường link có thể xem thêm về sinh trắc vân tay DMIT

– DMIT reviewed by Umesh Bajagain – Nepal (9-24-2014):
DMIT: truth or pseudoscience? – Part science, part non-science

– DMIT reviewed by Professor Tracey Magrann, Microbiology Professor in Saddleback College – Los Angeles, US (11-30-2013):
How reliable is Dermatoglyphics Multiple Intelligence Analysis DMIA?

– DMIT reviewed by Clinical Psychologist/Psychotherapist in Gurgaon, India (9-7-2012):
The “non-science” called DMIT

– DMIT reviewed by NLP Life Coach (5-14-2012):
DMI (Dermatoglyphics Multiple Intelligence), Science or Scam?

– DMIT banned in Taiyuan, China (1-31-2012):
Chinese city bans schools’ palm-reading test

– DMIT is likely a scam according sillybelieves.com (10-14-2010):
So in conclusion, DMIT is most likely a scam because:… (6 reasons are listed)

Thầy Phong Thuỷ Nguyễn Thành Phương

Thành Viên Full Member Hiệp Hội Phong Thủy Quốc Tế IFSA

Viện Nghiên Cứu Ứng Dụng Kiến Trúc Phong Thủy - Academy of Feng Shui Applied in Architecture (AFSA)

Cố Vấn Cao Cấp công ty TNHH Tường Minh Phong Thuỷ (TMFS)

Gỉang Viên Chính Trung Tâm Tường Minh Phong Thuỷ

Gỉang Viên Hợp Tác Đào Tạo các chương trình Gíao Dục Kỹ Năng & Trực Tuyến như Sáng Tạo Việt, Topica, Unica, Ulearn, v.v…

4 Cách liên hệ để nhận trợ giúp từ Tường Minh Phong Thuỷ & chúng tôi sẽ phản hồi thông tin của quý vị trong thời gian sớm nhất.

Địa chỉ văn phòng: số 54, Đinh Công Tráng, Phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tổng đài Số điện thoại: 08.6681.4141 – 0981.229.461

Hộp thư điện tử: tuvan@phongthuytuongminh.com

Form liên hệ: http://phongthuytuongminh.com/contact

Chuyên mục khác có thể bạn quan tâm: