Ngôi nhà chính của “Công Tử Bạc Liêu” tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu. Ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng năm 1919 khi công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy mơí 19 tuổi, lúc đó đây là căn nhà đẹp nhất Nam Kỳ lục tỉnh. Ngôi biệt thự được xây dựng theo kiểu Tây rất lớn với hầu hết vật liệu trang trí đều được chở từ Pháp sang. Sau gần 100 năm toàn bộ đồ đạc và ngôi nhà vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và được định giá trị lên tới 400 tỷ đồng.
Trần Trinh Huy là con trai thứ hai của quan Hội đồng Trần Trinh Trạch, tức Hội đồng Trạch và bà Phan Thị Muồi, con gái bá hộ Phan Văn Bì (còn gọi là Phan Hộ Biết), người có đất ruộng nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, được mệnh danh là "Vua lúa gạo Nam Kỳ". Do biết luật lệ và thủ tục hành chánh, lại được cha vợ cho đất, giúp vốn nên ông Trạch mau chóng phất lên, mua thêm nhiều đất điền. Các con và rể khác của ông Phan Hộ Biết mê cờ bạc nên lần lượt phải đem ruộng cầm cố cho ông Trạch, nên đất của ông Trạch càng nhiều thêm. Có lời truyền rằng, ông Trạch mau giàu lớn nhờ tài đánh bạc, thường tổ chức bài bạc trong nhà, cho con bạc vay tiền rồi về sau làm chủ luôn tài sản của các con bạc thiếu nợ.
Ông Trần Trinh Trạch có bảy người con (ba trai, bốn gái): Hai Đinh, Ba Quy (tức Trần Trinh Quy, sau đổi tên thành Huy), Tư Huệ, Năm Thu, Sáu Đông, Bảy Dầy, Tám Bò (tức Trần Trinh Khương, cũng là một "công tử Bạc Liêu"). Ông Trạch sống cần kiệm, chí thú làm giàu, nhưng ba người con trai ông Trạch có sẵn gia sản kếch sù của cha, nên đều mặc sức phung phí tiền bạc. Nhờ khả năng tài chính rất mạnh của cha mẹ mình, độ phóng túng đối của công tử Trần Trinh Huy đứng hàng số một, không một ai trong nhóm Công tử Bạc Liêu có thể tranh chấp, đến nỗi danh xưng Công tử Bạc Liêu gần như gán cho riêng ông.
Khi ông Trạch mất tại Sài Gòn năm 1942, tài sản được chia cho các con trai của ông, nhưng những ông này không có tài làm ăn như cha mà chỉ quen tiêu pha nên gia sản cứ hao hụt dần. Trong thập niên 1960, hai cuộc cải cách điền địa của Việt Nam Cộng Hòa với chủ trương thu đất của đại địa chủ cũng khiến nhiều ruộng đất của gia đình này bị mất đi.
Ba Huy thời ấy phong lưu vô độ, ăn chơi bạt mạng. Ba Huy có rất nhiều xe hơi sang trọng, kể cả chiếc Peugeot cả miền Nam chỉ có 2 chiếc, chiếc còn lại là của vua Bảo Đại. Ông có 4 người vợ, 1 Pháp 3 Việt và rất nhiều người tình bên ngoài, trong số họ có người đã có con với ông.
Ông Ba Huy mất vào tháng 1 năm 1974 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Ba Huy mất sau khi hoang phí gần hết gia sản, chỉ để lại cho các con mấy căn phố lầu.
Ngôi nhà chính của “Công Tử Bạc Liêu” tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu. Ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng năm 1919 khi công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy mơí 19 tuổi, lúc đó đây là căn nhà đẹp nhất Nam Kỳ lục tỉnh. Ngôi biệt thự được xây dựng theo kiểu Tây rất lớn với hầu hết vật liệu trang trí đều được chở từ Pháp sang. Sau gần 100 năm toàn bộ đồ đạc và ngôi nhà vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và được định giá trị lên tới 400 tỷ đồng.
Thực tế cho thấy ngôi nhà này rất xấu về mặt Phong Thủy Dương Trạch dẫn đến sau khi vào ở thì gia đình đi xuống về mặt tài lộc rồi phá sản. Ngôi nhà quay mặt ra bờ sông nhưng lại hoàn toàn không mở cửa chính hướng mà cửa bên hông khá nhỏ, kích thước không đủ nạp khí. Cũng không hề có cửa hậu.
Lý khí phân kim, tọa hướng đều không tốt theo cả Đại Quái lẫn Tam Hợp và Huyền Không Phi Tinh.
Cách cục phá sản là không thể nào tránh khỏi.
Một vài chia sẻ,
Nguyễn Thành Phương