Lễ cưới hỏi của người Việt Nam
22/03/2023

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam bao gồm nhiều thủ tục rất phức tạp. Tuy nhiên, theo thời gian thì những thủ tục cưới hỏi đó đã được lược bớt và đơn giản hơn. 

Lễ cưới hỏi của người Việt Nam gồm có những thủ tục sau:

Chọn ngày lành tháng tốt

Chọn ngày cưới luôn là vấn đề đầu tiên khi các cặp đôi lên kế hoạch cho tổ chức đám cưới. Điều dễ nhìn thấy ở những lễ cưới Việt Nam là người lớn trong gia đình sẽ dẫn các cặp đôi đi xem ngày lành tháng tốt, phù hợp với cô dâu chú rể để cử hành đám cưới. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang đến tốt lành cho cặp đôi.

Chạm ngõ

Lễ chạm ngõ được ví như lễ ra mắt giữa nhà trai và nhà gái cho hai bên được phép tìm hiểu nhau trước khi đi đến hôn nhân. Nhưng trên thực tế, đây là một cách để hai bên gia đình hiểu nhau, thân thiết hơn nên không cần lễ vật, chỉ cần mang theo trầu, cau hoặc hoa quả.

Dù là nghi thức đơn giản, nhưng nhiều gia đình hiện nay vẫn giữ lễ chạm ngõ vì cho rằng nếu hai gia đình không quen biết nhau từ trước mà tổ chức lễ ăn hỏi, đám cưới cho con cái sẽ là đường đột. Dù không quá quan trọng nhưng cũng không thể bỏ qua lễ chạm ngõ.

Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là ngày mà đôi uyên ương siết chặt nhau, là hai bên gia đình chấp nhận hai bạn là của nhau. Chấp nhận cô dâu và chú rể của hai gia đình.

Theo phong tục thì nhà trai cần chuẩn bị như sau:
– Khay trầu rượu có đủ nhạo và ly
– Hai hộp bánh
– Trái cây
– Lợn sữa quay và xôi gấc
– Bánh xu xê (phu thê)
– Tiền nạp tài (tiền nát)
– Một cặp rượu
– Một cặp trà song hỉ
– Đôi đèn cầy hình long phụng
– Trầu cau theo yêu cầu nhà gái nhưng số lượng phải chẵn
– Nữ trang cho cô dâu (đôi bông nhất định phải có, ngoài ra có thể thêm dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn đính hôn…)

Và ngày này, gia đình hai bên cũng thống nhất với nhau về ngày diễn ra lễ cưới, ngày rước dâu (có giờ cụ thể được đặt chân vào cửa nhà co dâu để đón cô dâu) cho cặp đôi.

Lễ xin dâu

Sau lễ ăn hỏi sẽ là lễ xin dâu, trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là một người phụ nữ thân thiết trong gia đình sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng.

Đón dâu (rước dâu)

Sau lễ xin dâu, khi gia đình cô dâu đồng ý để nhà trai tới đón dâu, sẽ là ngày chú rể sẽ mang hoa cưới cùng lễ vật đến đón cô dâu về nhà. Trong ngày này, lễ cưới sẽ được diễn ra theo thời gian đã định vào ngày ăn hỏi. 

Trong thời gian đến rước dâu, khi đến cổng nhà cô dâu thì chú rể cùng họ nhà trai đứng phía ngoài chờ đến giờ tốt (đã được định) mới bước vào nhà cô dâu để làm lễ khấn vái gia tiên nhà cô dâu.

Cầu nguyện tại bàn thờ

Vào thời gian diễn ra lễ cưới, cô dâu chú rể sẽ phải khấn vái và cầu nguyện trước bàn thờ tổ tiên của gia đình hoặc bàn thờ được lập sẵn trong không gian tổ chức lễ. Bàn thờ với nến được thắp sáng cùng với lư hương, những lễ vật khác, cặp đôi sẽ thắp nhang hoặc chắp tay cầu nguyện trước bàn thờ cho đến khi lời cầu nguyện kết thúc. Việc cầu nguyện giúp cho cặp đôi được tổ tiên phù hộ, mang đến cho mình những điều tốt lành trong cuộc sống lẫn hôn nhân gia đình.

Dâng trà và thắp nến

Có khá nhiều lễ nghi sẽ diễn ra trong suốt quá trình làm lễ và trong đó không thể thiếu nghi thức dâng trà và thắp nến trên bàn thờ tổ tiên. Hai ngọn nến long phụng sẽ được thắp lên từ chính ngọn đèn đặt trên bàn thờ. Người đại diện sẽ cầm hai ngọn nến hai ngọn nến khấn vái trước, khi lửa đã cháy đều thì sẽ truyền lại cho cô dâu chú rể, mỗi người một ngọn để cắm lên chân đèn trên bàn thờ gia tiên. Ngọn nến này sẽ mang đến ý nghĩa vợ chồng thuận hòa và làm ăn phát đạt trong cuộc sống.

Quà cưới

Quà cưới ở đây còn thể hiểu là của hồi môn mà cha mẹ hai bên gia đình tặng cho cô dâu chú rể. Hoặc đó cũng sẽ là những phần quà mà người thân trong hai bên gia đình dành tặng cho cặp đôi, thường thấy nhất là sẽ được tặng tiền, vàng hoặc nữ trang. Có thể coi đây là một số vốn nho nhỏ dành cho cô dâu và chú rể trong bước đầu trở thành gia đình của nhau.

Đãi tiệc

Tiếp đến sẽ tổ chức đãi tiệc nhầm thông báo tin kết hôn với quan viên hai họ, bạn bè và người thân. Hiện nay, nhiều gia đình tổ chức tiệc cưới chung sau khi nghi lễ đón dâu kết thúc. Nếu tổ chức tiệc riêng, gia đình nhà gái thường mở tiệc trước khi nhà trai đến đón dâu, còn nhà trai sẽ đãi tiệc sau khi cô dâu về gia mắt họ hàng chú rể.

Lễ lại mặt

Cuối cùng là sau đám cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ.Để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ. Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là khoảng 1-3 ngày sau khi thành hôn. Thời gian này tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà. Cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể.

Ngày cưới là một ngày lễ vô cùng trọng đại và thiêng liêng đối với mỗi đôi uyên ương. Do vậy, việc hiểu và nắm rõ nghi thức cưới hỏi là vô cùng quan trọng. Trong đó, có nhiều vấn đề bắt buộc phải làm và những vấn đề cần kiêng kị phải nghe theo.

Những nghi thức từ rất lâu được ông cha ta truyền lại từ bao đời nay. Vì vậy, chúng ta cần phải giữ gìn, tôn trọng và tiếp tục phát huy.