Thiềm Thừ Cóc Ba Chân - Nhiều Lầm Tưởng! - 1001 Linh Vật Phong Thuỷ
04/01/2023
Phổ biến ở Việt Nam với hình dáng cóc 3 chân, Thiềm Thừ có gì đặc biệt mà nhiều người thích thỉnh về. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.
 
 
1. Thiềm Thừ - Kim Thiềm
 
Kim Thiềm hay còn gọi là Cóc Ba Chân Ngậm Tiền thường được thờ cúng tại nơi ban thờ thần tài với ước mong là có thể đem đến tài lộc cho gia chủ. Kim mang hàm nghĩa là bằng vàng.
 
Thiềm Thừ đặc biệt đem tài lộc nhiều cho những người làm kinh doanh, tiếp thị hay đang ở trong giai đoạn khởi nghiệp. Nhất là đối với những người làm tư vấn huyền học như phong thuỷ, xem lá số, vận mệnh, luận quẻ Kinh Dịch, Kỳ Môn thì Thiềm Thừ có thể xem là trợ vận số một trong kinh doanh.
 
2. Truyền Thuyết Về Thiềm Thừ
 
Thiềm Thừ vốn là một con cóc yêu tinh tu luyện nghìn năm, nó chuyên đi ăn thịt trẻ em và quấy phá dân lành để đòi cống nạp. Quanh năm Thiềm Thừ sẽ ở ẩn ở giếng sâu và chỉ ra ngoài mỗi tháng vào lúc trăng tròn. Thiềm Thừ đặc biệt rất thích tiền vàng nên nó chuyên nuốt tiền vàng vào bụng.
 
Vì Lưu Hải muốn dụ nó ra khỏi giếng sâu nên mới dùng một xâu tiền để nhử và câu Thiềm Thừ. Vì đặc điểm của Thiềm Thừ cũng như loài cóc là khi ngậm miệng chặt thì “trời gầm cũng không mở miệng” nên Lưu Hải dùng pháp mà bắt được Thiềm Thừ.
 
 
Trong lúc giao tranh thì Lưu Hải dùng gươm chặt đứt một chân và thu phục được Thiềm Thừ. Con cóc ba chân này về sau đi theo Lưu Hải để học Đạo. Sau khi giác ngộ thì đi đến đâu, gặp nhà nào khốn khó thì Thiềm Thừ cũng tự nhả tiền vàng ra để giúp đỡ bá tính.
 
Do đó về sau trong dân gian có câu “Lưu Hải giỡn Thiềm Thừ, tiền bạc rơi xuống đường”.
 
Lại có truyền thuyết khác cho rằng: Cha của Lưu Hải vốn là một vị quan tham lam. Sau khi ông mất thì ông biến thành một con cóc ba chân và bị ném xuống vùng biển dơ bẩn. Khi Lưu Hải đi đến bờ biển, ông dùng một dây tiền để câu con cóc ba chân này bởi vì cóc ba chân rất tham lam và sẽ cắn ngay khi nhìn thấy tiền vàng.
 
Chính vì đặc tính thu hút tài lộc nên những thầy phong thuỷ từ lâu đã sử dụng Thiềm Thừ như một linh vật phong thuỷ đặt tại góc Tài Lộc để thu hút may mắn về tiền bạc. Tuy nhiên pháp của Lưu Hải và Cóc Ba Chân không chỉ đơn giản như vậy. Nếu không thì người bình thường chỉ cần ra cửa hàng mua Cóc Ba Chân về đặt là tự động có tài lộc? Chắc chắn là không có hiệu quả!
 
Vốn dĩ các thầy trong dân gian chỉ chăm chăm đặt cóc ba chân mà không phải ai cũng biết cách thỉnh mời Lưu Hải.
Trong Mao Sơn Pháp, chúng tôi có bí thuật để thỉnh mời Lưu Hải và bắt Thiềm Thừ phải nhả ra tiền. Bí thuật này chúng tôi được truyền từ ân sư.
 
3. Lược Sử Về Ngài Lưu Hải
 
Lưu Hải, tên thật là Lưu Cao, vốn là một đại đệ tử của Lữ Động Tân (một trong Bát Tiên). Lưu Hải tương truyền có vẻ ngoài tươi trẻ, lúc nào tính tình cũng trẻ con kiểu như Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông trong truyện của Kim Dung. Ông đi chu du khắp nơi và thích hàng yêu phục ma để giúp đỡ bá tính dân gian. Do vẻ ngoài vui vẻ, trẻ trung nên trong tranh ảnh dân gian thường vẽ hình ảnh Lưu Hải là một đứa trẻ con.
 
Có thuyết cho rằng Lưu Hải vốn là một vị quan nổi tiếng vào Thời Ngũ Đại Thập Quốc. Sau khi nghỉ hưu, ông đi chu du khắp nơi và xin học Đạo tại núi Trung Nam, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc và được Lữ Động Tân nhận làm đệ tử.
Tên tuổi của ông gắn liền với Thiềm Thừ đến độ người ta quên mất tên gốc của ông là Lưu Hải mà hay gọi là Hải Thiềm Tử theo tích “Lưu Hải đùa giỡn Kim Thiềm”.
 
Theo truyền thuyết, Lưu Hải Thiềm chính là một trong 5 vị tổ sư của phái Toàn Chân Giáo. Phái Toàn Chân Giáo rất nổi tiếng tại Việt Nam thông qua tiểu thuyết của đại văn hào Kim Dung. Thông qua ngòi bút của ông mà nhiều người biết được Toàn Chân Giáo do Vương Trùng Dương sáng lập và Kim Dung đặt cho ông là đệ nhất võ lâm Trung Nguyên với biệt hiệu là Trung Thần Thông.
 
 
Một trong những đại đệ tử của Vương Trùng Dương là Khưu Xử Cơ, người từng được Thành Cát Tư Hãn mời đến để xin học hỏi về thuật trường sinh bất lão. Và được Thành Cát Tư Hãn gọi là bậc thần tiên.
 
Thông tin thêm cho bạn đọc thì trong Đạo Giáo vốn chia ra làm 2 nhánh - dành cho người Xuất Gia và Tại Gia. Thì Toàn Chân Giáo chỉ dành cho đệ tử xuất gia, tuân theo ngũ giới, tất nhiên không được lập gia đình , cũng như bắt buộc phải ăn chay trường. Còn nhiều người học Đạo Giáo như các thầy phù thuỷ ở trong dân gian như Mao Sơn, Lư Sơn, ….thì có cả hai dòng - xuất gia và tại gia.
 
Lưu Hải Thiềm sáng lập ra trường phái Hải Thiềm và được Hốt Tất Liệt và Nguyên Vũ Tông (vua đời thứ 3 của nhà Nguyên Mông) vinh danh là thần tiên.
 
4. Cách Thức Sử Dụng Thiềm Thừ
 
Cũng như trong phim Tây Du Ký, mỗi khi muốn trị con yêu quái nào thì phải xem con thú này có lai lịch ra sao, vốn là vật cưỡi trên thiên đình của vị thần tiên nào mà thỉnh mời vị đó hàng phục.
 
Cóc vốn dĩ có nọc độc nhưng cháo cóc lại là thứ bổ dưỡng. Mà cóc 4 chân độc thì tất cóc 3 chân biến dị lại còn độc hại hơn.
 
Vậy mà có rất nhiều người đang mua tượng cóc về đặt trong nhà lại không hề biết thỉnh mời Lưu Hải - là vị thần tiên cai quản nó. Vậy nên lợi đâu chưa thấy, chỉ thấy bất lợi phần nhiều.
 
Đầu tiên muốn khai quang Thiềm Thừ thì cần viết phù thỉnh mời Lưu Hải Tiên. Phù này cần được viết bằng mực đen trên giấy vàng.
 
Sau khi viết xong thì đốt phù và hơ lửa trên Thiềm Thừ để xua tan đi tà khí ám trên tượng linh vật.
 
Dùng bút chấm mực chu sa đỏ để điểm nhãn cho Thiềm Thừ (lưu ý không được điểm ở những khu vực có dính đến các nọc độc trên thân Thiềm Thừ)
 
Đọc chú thỉnh mời Lưu Hải Tiên.
 
Nội dung chú thỉnh mời Lưu Hải Tiên khá dài, trong đó có đoạn “Kim Tiền Thành Sơn, Nhật Nhật Chiêu Tài Tiến Bảo”- tức là mỗi ngày đều có tiền, tiền nhiều chất thành núi.
 
Lưu ý, một điều bí mật đó là trong lá phù mời Lưu Hải và thần chú thỉnh Lưu Hải bắt buộc phải kèm với một tấm hình của Lưu Hải và một câu thần chú “Lưu Hải Đấu Thiềm Thừ” để cho ngài Lưu Hải liên tục bắt Thiềm Thừ nhả ra tiền. Thần chú này phải được dán tại nơi đặt tượng Thiềm Thừ và có những chữ bí mật phải được viết bằng khói của 3 nén nhang cháy.
Tại sao phải thỉnh mời Lưu Hải? Là vì Thiềm Thừ vốn là yêu quái, cũng như là cóc có nọc độc, nếu không có thần linh cai quản thì nó tất sẽ làm loạn và làm cho chủ nhà gặp nhiều phen khốn đốn. Đây cũng là lý do vì sao có nhiều gia đình sau khi mua tượng cóc về không biết cách khai quang điểm nhãn thì có khi còn lợi bất cập hại, tiền bạc đâu không thấy mà còn gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống hơn.
 
Ngoài ra, vì quý bạn đọc thình Thiềm Thừ và cớ mời Lưu Hải trị nó nên cũng phải nhớ ngày vía của Lưu Hải Thiềm Tổ Sư là ngày mồng 10 tháng 6 Âm Lịch hàng năm. Vào ngày này, bạn nên cúng một mâm trái cây ngũ quả, thức ăn chay đơn giản đề cảm tạ ngài Lưu Hải. Lưu ý tuyệt đối không được cúng mặn kẻo mất lộc vì Lưu Hải vốn là vị thần tiên tu theo Toàn Chân Giáo tức kiêng kỵ hoàn toàn thức ăn mặn.
 
Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì ngày nay rất ít người biết đến Lưu Hải Tiên do đó khi triệu thỉnh ông thì tài lộc đem lại rất tốt. Điều này khác với những vị thần tiền mà người đời biết và cầu xin quá nhiều nên đôi khi cầu nguyện khó lòng mà ứng nghiệm.
 
Ít người biết rằng Lưu Hải chính là một trong 24 Vị Tài Thần của Đạo Giáo và có thể nói là vị dễ tính nhất. Do tính tình của ông là trẻ con nên quý bạn đọc nên bày trước mặt tượng ngài Lưu Hải thức ăn ngọt như kẹo, bánh sẽ dễ thành công trong chiêu tài.
 
Và đừng quên đặt nhiều đồng tiền xu ở phía trước mặt của Thiềm Thừ vì vốn dĩ Thiềm Thừ thích ngậm xu vàng.
Có nhiều khách hàng của chúng tôi cho chúng tôi xem lại hình ảnh camera trong phòng làm viêc của họ. Vào lúc 0h camera thu được hình ảnh các đồng xu, thỏi vàng chocolate di chuyển chầm chậm về phía Thiềm Thừ. Điều này thật sự thú vị và khó lòng có thể lý giải bằng khoa học được.
 
5. Vị Trí Và Hướng Quay Của Thiềm Thừ
 
Có nhiều người cho rằng buổi sáng nên quay Thiềm Thừ ra ngoài để nó hút tiền vào và ban đêm nên xoay vào bên trong để nó ngậm chặt giữ tiền. Và cứ thề mỗi ngày họ lại xoay nó, hoặc thậm chí họ đặt nó lên một bệ xoay hẹn giờ, mỗi ngày xoay ra xoay vào theo đúng hai ca sáng - chiều. Không biết Thiềm Thừ có bị chóng mặt vì vắt kiệt sức lực hay vì xoay vòng vòng?
 
Quý vị nếu đi đến khu vực công viên văn hoá du lịch Suối Tiên sẽ thấy đặt phía trước là một con Thiềm Thừ khổng lồ, thỉnh thoảng công viên làm ăn không tốt thì họ lại loay hoay, lúc thì xoay ra khi lại xoay vào trong.
 
Kỳ thực thì Thiềm Thừ là linh vật nhả tiền ra cho gia chủ nên vị trí đúng đắn là góc tài vị của căn nhà và hướng tốt nhất là xoay vào bên trong nhà chứ không phải nhìn ra cửa để đón tài lộc như người ta thường nhầm lẫn. Nếu đặt đầu Thiềm Thừ hướng ra cửa thì tiền bạc sẽ chảy ra khỏi nhà. Có thể đặt phía trước mặt nó các đồng xu, vật bằng vàng hay trang sức, hoặc đặt bên trong két sắt và ở giữa quầy thu ngân.
 
Nếu chọn chất liệu thì nên lấy cóc làm bằng đá thạch anh vàng, đồng, bạc hay vàng. Không nên đặt tượng cóc bằng nhựa hay nhân tạo.
 
Nếu đặt tại ban thờ Thần Tài thì nên đặt ở phía Thanh Long hay phía bên trái của ban thờ thần tài.
 
Chúc bạn đọc có nhiều may mắn khi thỉnh Thiềm Thừ chiêu tài. Nếu bạn đọc muốn khai quang điểm nhãn Thiềm Thừ đúng cách, có thể inbox trang fanpage phongthuytuongminh
 
Một vài chia sẻ,
Nguyễn Thành Phương