KỲ MÔN ĐỘN GIÁP - QUYỂN 9
KỲ MÔN ĐỘN GIÁP CHIÊM TINH MỆNH MÔN
Copyright © 2021 by Master Nguyễn Thành Phương
Bản quyền thuộc về
Công ty TNHH Tường Minh Phong Thủy
793/49/1 Trần Xuân Soạn, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM, Việt Nam
Telephone - (+84) 28 66 81 41 41
- lienhe.tttuongminhphongthuy@gmail.com
Website
- www.phongthuytuongminh.com
Facebook - www.facebook.com/phongthuytuongminh
Xin chào bạn đọc,
Tiếp nối chuỗi sách về chuyên đề Kỳ Môn Độn Giáp, chúng tôi hân
hạnh được giới thiệu với bạn đọc về quyển sách mới nhất trong Tuyển
Tập Kỳ Môn Toàn Thư, Quyển Số 9 - Kỳ Môn Chiêm Tinh Mệnh Môn.
Đây là một bộ môn phổ biến tại Đài Loan và Nhật Bản và được người
mới bắt đầu tìm hiểu về Kỳ Môn Độn Giáp yêu thích.
Từ xa xưa thì chúng ta có các bộ môn như Tử Bình, Tử Vi để dự đoán
vận mệnh đời người. Kỳ Môn Độn Giáp vốn là một trong Tam Thức và
có tính phổ quát bao hàm rất cao về các mảng như: dự đoán, mệnh lý,
phong thuỷ, chọn ngày giờ….
Để chiêm đoán vận mệnh đời người như các môn Tử Bình, Tử Vi thì Kỳ
Môn Độn Giáp có thể được phân làm 2 mảng kiến thức: Kỳ Môn Độn
Giáp Mệnh Lý & Kỳ Môn Chiêm Tinh Mệnh Môn.
Trong giới hạn quyển sách này, chúng tôi xin tập trung vào giới thiệu
Kiến thức Kỳ Môn Chiêm Tinh Mệnh Môn trong việc luận đoán vận
mệnh đời người.
Kiến thức Kỳ Môn Chiêm Tinh Mệnh Môn rất dễ hiểu, dễ ứng dụng và
có độ chính xác cao vì tập trung vào 2 khía cạnh quan trọng nhất của Kỳ
Môn Độn Giáp là Tam Kỳ Lục Nghi và Bát Môn.
Theo Kỳ Môn Chiêm Tinh Mệnh Môn thì Bát Môn đại diện cho tâm tư,
tình cảm và hành động của con người trong khi Tam Kỳ đại diện cho
yếu tố may mắn đến từ bên ngoài.
Kết hợp giữa Nội và Ngoại, Kỳ và Môn sẽ góp phần xây dựng nên
những dự đoán khái quát về vận mệnh cuộc đời của một người một cách
khái quát, toàn cảnh.
LỜI MỞ ĐẦU
Cuốn sách này có thể được sử dụng độc lập mà không cần bạn đọc phải
biết đến những khái niệm căn bản của Kỳ Môn Độn Giáp hay phải đọc
qua các quyển 1, 2.
Chúc cho bạn đọc có nhiều thành tựu trong nghiên cứu về Kỳ Môn Độn
Giáp nói riêng và các môn huyền học nói chung.
Chúng tôi cảm ơn sự ủng hộ của các bạn khi mua sách gốc này,
Nguyễn Thành Phương
Lời Mở Đầu
CHƯƠNG 1: Giới thiệu
CHƯƠNG 2: Khái niệm căn bản
CHƯƠNG 3: Căn bản về Kỳ Môn Độn Giáp
CHƯƠNG 4: Kỳ Môn Độn Giáp Chiêm Tinh Can Môn
CHƯƠNG 5: Kỳ Môn Độn Giáp - Bàng tra vận mệnh - HƯU MÔN
CHƯƠNG 6: Kỳ Môn Độn Giáp - Bàng tra vận mệnh - SINH MÔN
CHƯƠNG 7: Kỳ Môn Độn Giáp - Bàng tra vận mệnh - THƯƠNG MÔN
CHƯƠNG 8: Kỳ Môn Độn Giáp - Bàng tra vận mệnh - ĐỖ MÔN
CHƯƠNG 9: Kỳ Môn Độn Giáp - Bàng tra vận mệnh - CẢNH MÔN
CHƯƠNG 10: Kỳ Môn Độn Giáp - Bàng tra vận mệnh - TỬ MÔN
CHƯƠNG 11: Kỳ Môn Độn Giáp - Bàng tra vận mệnh - KINH MÔN
CHƯƠNG 12: Kỳ Môn Độn Giáp - Bàng tra vận mệnh - KHAI MÔN
CHƯƠNG 13: Luận đoán các chủ đề
06
10
16
18
25
47
69
91
113
135
157
179
201
MỤC LỤC
KỲ MÔN
ĐỘN GIÁP
CHIÊM TINH
MỆNH MÔN
6
Q
u
y
ể
n
9
Kỳ Môn Độn Giáp Toàn Thư
Thái Ất, Kỳ Môn và Lục Nhâm được xem là Tam Thức, là những
môn học kiến thức cao nhất trong Huyền Học Trung Hoa.
Thái Ất có chức năng chính là luận đoán những sự kiện như thảm hoạ
thiên nhiên, vận mệnh quốc gia cũng như vận mệnh đế vương. Thái
Ất chủ yếu tập trung vào yếu tố Thiên Nguyên nhưng rất ít người có
thể hiểu được thông suốt bộ môn này. Ở Việt Nam thì có cụ Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là người thấu hiểu và viết ra bộ sách Thái
Ất Thần Kinh.
Kỳ Môn chủ yếu được dùng ho mục đích quân sự để kiểm soát và
chiếm lợi thế cũng như dự đoán các hoạt động tấn công, chiến đấu.
Kỳ Môn chủ tập trung vào yếu tố Địa Nguyên. Kỳ Môn có thể ứng
dụng trong rất nhiều sự kiện khác nhau, nhưng cũng khá phức tạp và
khó học. Thường một người sẽ mất ít nhất 2 năm để học cách lập bàn
Kỳ Môn. Do đó học phí của Kỳ Môn Độn Giáp thường rất cao. Kỳ
Môn Độn Giáp được xem là một bộ môn bị các bậc đế vương cấm
giảng dạy cho thường dân do đó kiến thức tuyệt học này chỉ được phổ
biến trong một bộ phận dân số rất nhỏ và càng làm gia tăng thêm tính
huyền bí của môn học.
Lục Nhâm chủ yếu dùng để dự đoán những sự việc hàng ngày. Nó
tập trung vào yếu tố Nhân Nguyên và có thể dùng để dự đoán nguyên
nhân, sự phát triển và ảnh hưởng của các sự vật và sự việc.
3 môn này được gọi là Tam Thức bởi vì mỗi môn học lại có 1 cách
thức lập bàn khác nhau để tính toán.
Cấu trúc của Tam Thức bao gồm hỗn hợp của Thiên Can, Địa Chi,
Ngũ Hành, m Dương, Cửu Tinh, Hà Đồ, Lạc Thư, Bát Quái và dựa
nhiều vào Tượng Học.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU