Phong thủy mộ phần âm trạch - Lăng Mộ Tả Quân Lê Văn Duyệt (Phần 6)
18/10/2022

Đây là một trong 2 lăng mộ của những công thần hoặc người có công với nhà Nguyễn tại Sài Gòn-Gia Định nổi tiếng nhất gồm Lăng Ông (Lê Văn Duyệt) và Lăng Cha Cả (Giám mục Bá Đa Lộc-Pigneau de Béhaine).

Tiểu sử ông Lê Văn Duyệt

Lê Văn Duyệt, còn gọi là Tả Quân Duyệt, sinh năm 1763 tại vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường, về sau gọi là xã Hòa Khánh thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).Ông nội của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Hiếu từ làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi vào đây sinh sống. Sau khi Lê Văn Hiếu qua đời vì dịch bệnh thiên thời, cha ông là Lê Văn Toại rời vùng Trà Lọt đến ngụ tại vùng Rạch Gầm, làng Long Hưng (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

Lê Văn Duyệt được coi là được coi là một trong "ngũ hổ tướng" ở Gia Định, có sự nghiệp hoạt động theo theo Chúa Nguyễn chống Tây Sơn. Sau khi thắng phe Tây Sơn thì ông trở thành đại thần nhà Nguyễn dưới 2 triều vua là triều Gia Long (1803-1820) và  triều Minh Mạng (1820-1832) cho đến khi ông qua đời là đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (tức 28 tháng 8 năm 1832), Chưởng Tả Quân lãnh Gia Định Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất tại chức, thọ 69 tuổi.

Sự nghiệp hoạt động của ông Lê Văn Duyệt

Ông được xem là nhà lãnh đạo tài ba kiệt xuất, không chỉ có tài quân sự mà còn nhà lãnh đạo chính trị uyên bác, lập ra nhiều chiến công trong việc bình trị trị an tốt, giữ gìn an ninh cho miền Gia Định. Ông cho đắp đường, đào kênh, củng cố thành lũy, lập hai cơ quan từ thiện là "Anh hài" và Giáo dưỡng ...Đồng thời ông cũng có cách ứng xử khéo léo, rộng rãi đối với những người phương Tây đến buôn bán ở Sài Gòn. Bấy giờ, nhiều người kính phục, gọi ông là "Ông Lớn Thượng", hay " Đức Thượng Công"...Tiếng tăm của ông không chỉ ở vùng Gia Định mà các nước láng giềng cũng rất kính nể, coi trọng ông.

Tội trạng

Vua Minh Mạng khi xét tội của Lê Văn Duyệt có nói: "Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bửa quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả, chẳng cần gia hình chi cho uổng công. Vậy cho Tổng đốc Gia Định đến chỗ mả hắn cuốc bỏ núm mộ san bằng mặt đất và khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: "Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ" (Chỗ này là nơi hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu hình phạt)…

Bí ẩn phong thuỷ mộ phần ảnh hưởng đến con cháu đời sau

Vì lẽ Lê Văn Duyệt vốn không có con ruột, vì ông là người ái nam và là thái giám nên ông không để tâm đến việc đặt mộ của mình. Kỳ thực, theo kiến thức Phong Thủy Âm Trạch thì 1 người tuy không có con cái ruột nhưng việc đặt mộ vẫn ảnh hưởng đến con nuôi (ông Lê Văn Khôi) và bản thân danh tiếng của mình sau khi mất. 

Nếu đặt mộ tốt thì con nuôi vẫn hưởng được khí tốt (đây là điều bí ẩn trong phong thủy âm trạch, không dễ giải thích cho người mới học vì lẽ 2 người khác dòng máu vẫn có thể ảnh hưởng qua lại) chứ không phải hoàn toàn bị cắt đứt ảnh hưởng. Dĩ nhiên nếu muốn ảnh hưởng cho người con nuôi thì người thầy phong thủy cần biết kiến thức sâu để áp dụng.

Chính vì đặt mộ không được đặt đúng cũng dẫn đến sau khi ông mất thì bị luận tội nặng, phá dỡ mộ và Lê Văn Khôi nổi loạn (bị triều đình xử tội).

Một vài chia sẻ,

Nguyễn Thành Phương