Chọn Ngày Giờ Tốt – Tại sao?
18/10/2022

Trạch Nhật Pháp hay còn gọi là cách chọn ngày giờ tốt. Trạch là tuyển trạch tức chỉ sự lựa chọn, Nhật là ngày, Pháp là cách thức, phép tắc. Xuất hiện từ triều Hán (205 trước Công Nguyên – 220 sau Công Nguyên). Một số sách vở cổ còn chép lại thì lại ghi chép sự xuất hiện của bộ môn này từ thời Tam Quốc, và nêu sự ứng dụng vào thời đó cho các việc chọn ngày cho mục đích quân sự hay việc quốc gia đại sự.

Chọn ngày giờ tốt là một môn nghiên cứu rất thiết thực và gần gũi với đời sống đến nỗi việc biết thuật xem ngày giờ này là điều gần như bất cứ người nào có học thức vào thời phong kiến đều có khả năng xem được. Kiến thức này do đó vào thời phong kiến rất phổ biến nên những cụ già ngày xưa, những người có trình độ Nho Học, biết xem chữ Hán đều có thể tự xem chọn ngày mà không cần phải đi tìm thầy.

Ngay cả ở các nền văn hóa phương Tây thì bộ môn này cũng đã xuất hiện từ khá lâu. Theo lịch sử thì nền văn minh Hy Lạp, Ấn Độ hay thậm chí nền văn minh Maya cũng đã phát triển những hệ thống lịch pháp của riêng họ dựa trên việc quan sát quỹ đạo các vì sao, các hiện tượng thiên nhiên lặp lại mang tính chu kỳ. Chủ yếu do xuất phát điểm chung là bất kỳ nền văn minh phát triển nào cũng phải dựa vào yếu tố căn bản là nông nghiệp trồng trọt nên họ phải quan sát, chú ý thời gian để gieo trồng, gặt hái cho thu hoạch nông sản cao nhất để đảm bảo an ninh lương thực. Do khoa học vào thời đó chưa phát triển nên việc chọn ngày tốt còn là để cho việc thờ cúng thần linh để đảm bảo mùa màng, trồng trọt chăn nuôi không bị ảnh hưởng xấu bởi thời tiết, thiên tai, lũ lụt.

Tất cả các môn lý học Trung Hoa đều dựa trên mong muốn liên kết năng lượng trái đất (Địa), vũ trụ (Thiên) và con người (Nhân). Điều này đạt được thông qua việc quan sát, ghi chép, thống kê quy luật các hiện tượng thiên văn diễn ra trên bầu trời (không thông qua kính viễn vọng) và sau đó kết nối với các sự kiện thiên nhiên, xã hội diễn ra trên trái đất vào cùng thời gian đó để hiểu được sự tác động của các hành tinh với con người. 

Các bạn có nhớ trong truyền thuyết hay kể các câu chuyện các thầy chiêm tinh xem bầu trời thấy có 1 vì sao nào đó rơi thì đoán là vận số của nhà vua sắp hết, chuẩn bị băng hà hay sắp có thiên tai, lũ lụt. Nếu như đó là chuyện phóng đại thì tại sao việc mặt trăng xuất hiện hàng ngày lại có ảnh hưởng lên mực nước biển gây nên hiện tượng thủy triều trên khắp trái đất? Tất cả mọi hiện tượng, sự di chuyển của các hành tinh đều có ảnh hưởng đến trái đất và con người; đó chính là lực hấp dẫn mà Isacc Newton sau này đã khám phá ra. Người phương Đông cổ đại tuy không biết cách lý giải các nguyên lý khoa học nhưng họ đã biết về mối liên hệ Thiên – Địa – Nhân này từ lâu.

Qua nhiều ngàn năm quan sát, ghi chép, thống kê thì các quy luật, công thức dần dần hình thành nên nền lý học cổ điển phương Đông. Chính quan niệm về năng lượng vũ trụ tuần hoàn, chuyển động theo quy luật thời gian và chịu ảnh hưởng của các vì sao đã tạo nền móng ứng dụng cho các môn Phong Thủy, Tử Vi Đẩu Số và Bát Tự cũng như Chọn Ngày Giờ.

Được hình thành ban đầu để giải quyết các vấn đề liên quan đến nông nghiệp (lịch cổ Trung Hoa được gọi là nông lịch), sau đó nâng cấp lên để giải quyết các vấn đề quân sự, chiến tranh, thương thảo hòa bình; sau này được các hoàng đế Trung Hoa cho phép phổ biến và ứng dụng cho dân chúng trong việc xem ngày cưới hỏi, hôn nhân, nhập trạch, đi lại, mai táng…

Thuật Chọn Ngày Giờ đạt được đỉnh cao phát triển vào thời vua Càn Long (1711 – 1799). Trước triều vua Càn Long thì người Trung Quốc sử dụng hai loại lịch – một loại lịch của Hoàng Cung (thường chính xác hơn) và một loại lịch của nông dân và dân thường sử dụng. Dĩ nhiên cả hai loại khi so sánh với nhau thì có nhiều điểm mâu thuẫn, khác biệt nhau nhất là trong việc ghi chép thời gian, ghi chú, ứng dụng.

Một trong những cải cách rất quan trọng của Càn Long là ông cho tập hợp một số lượng lớn nhà chiêm tinh, thiên văn học để ghi chép lại, tổng hợp các tư liệu cổ từ trước về thiên văn, vị trí các vì sao, quỹ đạo di chuyển các hành tinh kết hợp với kiến thức được du nhập từ thiên văn phương Tây. Công trình mang dấu ấn lớn của ông để lại là quyển Hiệp Kỷ Biện Phương Thư. Ngày nay, nó được xem là tài liệu kinh điển cho việc nghiên cứu thuật Chọn Ngày Giờ và là căn bản cho lịch Thông  Thư.

Ngày xưa, bất cứ gia đình ở Trung Quốc hay Việt Nam đều có quyển Thông Thư trong nhà. Đây là quyển sách được in và phát hành hàng năm tổng hợp rất nhiều kiến thức: từ thuật xem chỉ tay, tướng mặt, …cho đến vị trí của các sao, lịch ngày tốt xấu. Và hầu như những ai biết chữ, có vốn Nho Học đều nắm vững cách tự xem ngày giờ. Hiện nay do xã hội ngày càng phát triển, hướng về kiến thức khoa học phương Tây nhiều nên dần dần số người tự biết xem ngày giờ không còn nhiều mà chỉ còn những thầy xem chọn ngày giờ.

Dù rằng đây là một môn nhỏ để xét thêm trong việc xem Phong Thủy, Tử Vi, Mệnh Lý nhưng ở một vài nước Châu Á như Hong Kong, Đài Loan thì có những thầy chỉ chuyên xem ngày giờ. Việc xem ngày giờ nếu đi sâu cũng có rất nhiều kiến thức phức tạp, ít người biết rõ để lĩnh hội chứ không đơn giản, dễ dàng.

Ngày nay việc Chọn Ngày Giờ cũng đa dạng hơn xưa, đó có thể là chọn ngày để gặp gỡ đối tác, bàn việc kinh doanh, ký hợp đồng, sắm xe hơi, mua thú cưng, ngày phẫu thuật, sinh con cho hợp tuổi bố mẹ, hay là ngày thụ tinh nhân tạo. Trong một xã hội ngày càng có bước tiến nhanh, nhịp sống công nghiệp hối hả, thời gian được con người quý trọng từng phút từng giây thì việc mong muốn sống, làm việc hiệu quả hơn, thành công hơn chính là mong muốn chinh đáng. Không ai mong muốn phải thất bại, thực hiện 1 công việc mà gặp trục trặc, xui xẻo ngoài ý muốn, rồi lại phải tốn thời gian nhiều hơn để thực hiện lại việc đó.

Chính trong 1 xã hội hiện đại với hàng trăm, hàng nghìn những công việc mới xuất hiện mà ngay cả khái niệm, tên gọi của những công việc này thậm chí ông cha ta ngày xưa cũng chưa hề nghĩ đến nên việc chọn ngày giờ cho cuộc sống hiện đại đòi hỏi việc phải hiểu thật rõ bối cảnh kiến thức ra đời ngày xưa để có thể áp dụng thành công vào cuộc sống hiện đại.

Nếu các bạn muốn chọn những ngày giờ tốt nhất cho các việc quan trọng như:

+ Ngày giờ cầu hôn, đăng ký kết hôn, cưới hỏi, đón dâu, đặt tiệc

+ Ngày giờ ký hợp đồng, gặp gỡ, chiêu đãi, bàn bạc, đàm phán với đối tác kinh doanh

+ Ngày giờ đi nộp đơn, xin giấy phép, khởi kiện, ra tòa/trọng tài hòa giải

+ Ngày giờ xuất hành đi du lịch, công tác, di cư, xuất ngoại.

+ Đặc biệt, ngày giờ động thổ, dọn vào nhà mới, nhập trạch, cải táng, động quan, xây mộ bia.

+ Ngày giờ sinh mổ em bé. 

Các bạn có thể xem tham khảo báo giá dịch vụ ở đây: https://www.phongthuytuongminh.com/chon-ngay-tot-trach-nhat.html